Phỏng vấn PGS.TS Trần Thanh Tú về Trào ngược dạ dày – họng thanh quản ở trẻ em và giải pháp từ Marial Gel
Những năm gần đây, tình trạng trào ngược dạ dày – họng thanh quản (LPR) ở trẻ em đang dần trở nên phổ biến hơn, nhưng do các triệu chứng không rõ ràng, dễ bị nhầm với các bệnh lý khác nên nhiều bậc cha mẹ còn chưa hiểu hết về mức độ nghiêm trọng của nó. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này và cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả, chúng tôi đã có buổi trò chuyện với PGS.TS Trần Thanh Tú – Giám đốc trung tâm Quốc tế, Bệnh viện Nhi TW.
Trào ngược dạ dày – họng thanh quản ở trẻ em thường khó nhận biết, bác sĩ có thể giải thích rõ hơn về căn bệnh này?
Trào ngược dạ dày – họng thanh quản là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản và tiến xa hơn lên vùng hầu họng, thanh quản của trẻ. Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tuổi, cơ vòng thực quản dưới (LES) – bộ phận ngăn ngừa trào ngược – chưa phát triển hoàn thiện, dễ khiến axit dạ dày trào ngược lên vùng họng và thanh quản.
Khác với trào ngược dạ dày thực quản (GERD) thường gây ra ợ chua và đau ngực, LPR ảnh hưởng nhiều hơn đến vùng hô hấp trên và thanh quản, dẫn đến các triệu chứng như ho mãn tính, khản tiếng, hoặc nghẹt mũi, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác.
Các triệu chứng cụ thể của trào ngược dạ dày – họng thanh quản ở trẻ em là gì? Tại sao căn bệnh này lại dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác?
Các triệu chứng của LPR ở trẻ nhỏ thường không rõ ràng, khiến nhiều cha mẹ nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp thông thường. Các dấu hiệu chính có thể bao gồm:
– Ho mãn tính: Là triệu chứng phổ biến nhất, đặc biệt là ho khan kéo dài về đêm.
– Khàn giọng hoặc mất tiếng: Do axit dạ dày trào lên làm viêm và sưng dây thanh quản
– Ngạt mũi và khó thở: Trẻ thường ngạt mũi, khó thở vào ban đêm, đặc biệt là sau khi ăn hoặc uống sữa.
– Trớ hoặc nôn sau khi ăn: Một triệu chứng cũng khá phổ biến do axit từ dạ dày trào ngược lên.
Các triệu chứng này khá giống với những bệnh lý hô hấp nên đôi khi dẫn đến việc điều trị không đúng hướng, khiến bệnh kéo dài và gây ra biến chứng.
Vậy trào ngược dạ dày – họng thanh quản có thể dẫn đến những bệnh lý hô hấp mãn tính nào ở trẻ em?
Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng axit trào ngược có thể gây kích ứng và viêm nhiễm không chỉ ở thực quản, mà còn ở vùng hô hấp trên và dưới, từ đó dẫn đến một số bệnh lý:
– Hen suyễn: Axit trào ngược có thể gây viêm và co thắt đường thở làm tăng nguy cơ mắc hen suyễn hoặc khiến hen trở nên khó kiểm soát.
– Viêm xoang mãn tính: Trào ngược axit có thể kích thích niêm mạc mũi, gây viêm nhiễm vùng xoang và bệnh trầm trọng hơn.
– Viêm phế quản và viêm phổi mãn tính: Axit trào ngược vào đường hô hấp dưới có thể gây viêm phế quản mãn tính hoặc thậm chí là viêm phổi hít.
Những biến chứng này có thể gây ra vòng luẩn quẩn: trào ngược khiến bệnh hô hấp trở nặng, và ngược lại, các bệnh lý hô hấp mãn tính làm cho triệu chứng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn.
Vậy làm thế nào để nhận biết sớm và điều trị hiệu quả trào ngược dạ dày – họng thanh quản ở trẻ?
Nếu cha mẹ nhận thấy con mình có các triệu chứng như ho kéo dài, khàn tiếng, nôn trớ sau ăn, hoặc gặp khó khăn khi ngủ, đặc biệt là vào ban đêm, thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác.
Về điều trị, ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của trẻ, việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị hiệu quả và an toàn là rất cần thiết. Marial Gel là một trong những giải pháp mới và nổi bật mà tôi khuyến nghị cho các bậc cha mẹ.
Tại sao sản phẩm này lại được coi là giải pháp ưu việt cho trẻ bị trào ngược dạ dày – họng thanh quản?
Nhiều loại thuốc kháng axit hoặc PPI có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hệ tiêu hóa của trẻ khi dùng lâu dài. Marial Gel với thành phần tự nhiên là Mg-Alginate và phức hợp E-gastryal an toàn cho trẻ nhỏ từ 3 tuổi và không gây tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài. Marial Gel giúp giảm triệu chứng nhanh chóng chỉ sau 5 phút sử dụng và cho tác dụng kép:
– Ngăn chặn trào ngược, giảm nhanh triệu chứng: Mg-Alginate tạo ra bè nổi ngăn axit trào ngược và làm dịu các triệu chứng khó chịu như ho, khàn giọng, và đau họng.
– Bảo vệ và phục hồi niêm mạc bị tổn thương: Phức hợp E-gastryal giúp bảo vệ và làm lành niêm mạc thực quản bị tổn thương.
Lời khuyên cho các bậc cha mẹ có con nhỏ bị trào ngược dạ dày – họng thanh quản là gì?
Hãy luôn theo dõi các triệu chứng bất thường của trẻ, đặc biệt là ho, khàn tiếng, hoặc nôn trớ sau ăn. Nếu thấy các dấu hiệu này kéo dài, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm để được tư vấn và điều trị đúng cách.
Sử dụng các giải pháp an toàn và hiệu quả như Marial Gel không chỉ giúp giảm triệu chứng nhanh chóng mà còn bảo vệ lâu dài cho hệ tiêu hóa và hô hấp của trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ có cuộc sống khỏe mạnh, phát triển bình thường mà không phải lo lắng về các biến chứng nghiêm trọng của trào ngược dạ dày – họng thanh quản.
(Theo Alobacsi.com)